Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Phân loại sản phẩm

Việc phân loại sản phẩm rất cần cho nhà quản trị marketing để trợ giúp cho việc lập kế hoạch marketing. Nói chung, các sản phẩm thường được phân loại theo hai tiêu thức cơ bản sau: (1) mục đích sử dụng hay hành vi mua của khách hàng, (2) mức độ hoàn thành hay sự chuyển đổi vật chất. Trong đó, phân loại sản phẩm theo hành vi mua của khách hàng hay cách mà người tiêu dùng suy nghĩ và hành động mua có ý nghĩ quan trọng đối với hoạt động marketing.

Phân loại theo mức độ hoàn thành của sản phẩm

-     Các sản phẩm nông nghiệp và vật liệu thô

Những sản phẩm này được gieo trồng hay khai thác từ đất đai hay biển như quặng sắt, lúa mì, cát… Nói chung, những sản phẩm này là đồng nhất được đem bán với số lượng lớn, có giá trị thấp.

-     Các sản phẩm công nghiệp

Các doanh nghiệp kinh doanh mua các sản phẩm này để sản xuất các mặt hàng khác để bán ra thị trường. Nhóm sản phẩm này được chia như sau:

-     Vật liệu thố và bán thành phẩm

-   Các thiết bị chính như máy móc công cụ cơ bản và các công cụ dùng để sản xuất khác.

-   Các bộ phận hay các linh kiện để chế tạo ra các thành phẩm khác.

-   Các sản phẩm dùng để vận hành các hoạt động kinh doanh nhung không trở thành một bộ phận của sản phẩm hoàn thành.

Phân loại sản phẩm

Phân loại sản phẩm theo thổi quen và hành vi mua

-   Các sản phẩm tiêu dùng được mua và sử dụng thường xuyên với những cố gắng tối thiểu như lương thực, thực phẩm…

- Các sản phẩm mua có suy nghĩ như các vật dụng mua không thường xuyên, và người tiêu dùng quyết định mua sau khi đã xem xét so sánh giữa các sản phẩm của các doanh nghiệp.

-   Các sản phẩm đặc biệt, chúng có sự nổi trội về khía cạnh nào đó do vậy người tiêu dùng phải cố gắng đặc biệt để mua được.

-   Các sàn phẩm mua ngẫu hứng, chúng không được người tiêu dùng chủ ý tìm mua, nhung khi nhìn thấy sản phẩm hoặc được người bán giới thiệu họ cổ thể nghĩ đến việc mua nó.

-   Các sản phẩm mua thụ động. Đây là những sản phẩm người tiêu dùng không biết hoặc không bao giờ chủ động nghĩ đến việc mua chúng, nhưng những sản phẩm này lại có giá trị tiềm năng rất lớn đối với người tiêu dùng như các sản phẩm bảo hiểm…

Nói chung, động cơ mua, các thói quen mua và tính chất của thị trường là khác nhau giữa sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng. Động cơ mua cơ bản của sản phẩm công nghiệp tất nhiên là lợi nhuận, việc mua các sản phẩm cồng nghiệp chỉ là phương tiện để đạt mục đích, chứ chính nó không phải là mục đích. Nói cách khác, nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp là nhu cầu phát sinh. Người ta thường mua các sản phẩm công nghiệp trực tiếp từ nguồn ban đầu không qua nhiều trung gian, bởi vì chúng thường được mua với khối lượng lớn, có giá trị đơn vị cao, đòi hỏi các chỉ dẫn kỹ thuật, sự lắp đặt và các đơn hàng theo các bản kê khai chi tiết của người sử dụng. Các sản phẩm công nghiệp chịu ảnh hưởng mua đa phương và đòi hỏi thời gian đàm phán dài.




 
;