Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Xem xét việc xác lập thương hiệu hàng hóa

       Việc xác lập thương hiệu hàng hóa theo mỗi cách thức có những ưu điểm nhất định. Việc gắn cho một loại sản phẩm có chủng loại khác nhau các thương hiệu riêng biệt có ưu điểm là không ràng buộc uy tín chung của công ty với việc một chủng loại cụ thể của mặt hàng cụ thể có được thị trường chấp nhận hay không?

        Còn việc gắn thương hiệu thống nhất cho tất cả các hàng hóa lại giảm được chi phí quảng cáo khi tung một sản phẩm mới ra thị trường. Tuy nhiên, nếu công ty sản xuất những mặt hàng hoàn toàn khác nhau thì việc dùng chung thương hiệu có thể gây ra sự nhầm lẫn cho khách hàng. Trong trường hợp này, thương hiệu chung cho từng dòng sản phẩm có thể sẽ thích hợp hơn. Cuối cùng, việc xác định thương hiệu sản phẩm bằng cách kết hợp giữa thương hiệu công ty với thương hiệu riêng của hàng hóa vừa đem lại uy tíncho sản phẩm, vừa cung cấp thông tin riêng về tính khác biệt của hàng hóa.

xác lập thương hiệu hàng hóa

       Trong trường hợp doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa thương hiệu (quản lý nhiều thương hiệu), họ phải đảm bảo cấu trúc thương hiệu (brand architecture) hợp lý sao cho mỗi thương hiệu nhằm vào thị trường mục tiêu riêng và giữa các thương hiệu có sự hỗ trợ cho nhau. Cấu trúc thương hiệu nhằm xác định vai trò của từng thương hiệu và mối quan hệ giữa chúng trong một danh mục đầu tư thương hiệu (brand portiolio).

        Đối với mỗi thương hiệu sản phẩm, nhà quản trị marketing phải xác định hình ảnh định vị mong muốn, tính cách của thương hiệu. Đồng thời, cần xác định vai trò chiến lược và phạm vi thị trường của mỗi thương hiệu.

        Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu Nhận diện thương hiệu là sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm tên, logo, ký hiệu, thiết kế, đóng gói và hoạt động của sản phẩm, dich vụ cũng như hình ảnh in sâu vào vào tâm trí của khách hàng khi họ nghĩ tới thương hiệu. Nó đảm bảo nhận thức, sự hiểu biết của khách hàng về hình ảnh của thương hiệu cũng như công ty. Nhận diện thương hiệu là tổng hòa của tất cả các yếu tố khi khách hàng tiếp cận, sử dụng và nhận được kết quả đem lại từ việc sử dụng thương hiệu đó.



Quá trình quản trị thương hiệu

      Các nhân tố góp phần nâng cao sức mạnh hình ảnh thương hiệu bao gồm:

-    Chất lượng sản phẩm phù hợp với mong muốn của khách hàng.

-    Hình ảnh định vị thống nhất

-   Quảng cáo phù hợp cũng như các hoạt động truyền thông marketing khác tốt.

-    Tính độc đáo riêng có của thương hiệu.

-    Doanh nghiệp đầu tư lâu dài và kiên định

       Quá trình quản trị thương hiệu thực chất là quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược thương hiệu cua doanh nghiệp sẽ bao gồm các bước công việc và nhiệm vụ chủ yếu sau:

-  Xác định tầm nhìn cho thương hiệu doanh nghiệp và tập hợp thương hiệu sấn phẩm của doanh nghiệp.

Quá trình quản trị thương hiệu

      Tầm nhìn thương hiệu phụ thuộc vào mục tiêu và định hướng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và các phân tích đánh gia lợi thế cạnh tranh khác biệt của doanh nghiệp trên thị trường.

-  Xác định cấu trúc các thương hiệu sản phẩm có vai trò quan trọng vì thông thường doanh nghiệp sản xuất đồng thời nhiều loại làn phẩm và nhiều chủng loại sản phẩm trong một loại. Xác định cấu trúc thương hiệu như thế nào để vừa đáp ứng được nhu cầu của các thị trường mục tiêu vừa đạt hiệu quả kinh doanh cao, giảm thiểu được các cạnh tranh nội bộ không đáng cố giữa các thương hiệu của cùng một loại sản phẩm. Trong thực tế có những cách gắn thương hiệu khác nhau:

+ Gắn thương hiệu riêng biệt cho từng chủng loại sản phẩm có đặc tính khác nhau ít nhiều. Đây là chiến lược cấu trúc đa thương hiệu của nhà sản xuất trong đó mỗi chủng loại sản phẩm đều được gắn một thương hiệu riêng.

+ Gắn thương hiệu chung theo từng dòng sản phẩm. Trong đó, tất cả các chủng loại trong một dòng sản phẩm bán dưới cùng một thương hiệu.

+ Gắn thương hiệu chung cho tất cả hàng hóa do công ty sản xuất. Đây là chiến lược thương hiệu doanh nghiệp hay còn gọi là thương hiệu gia đình.

+ Gắn thương hiệu riêng biệt của từng sản phẩm kết hợp với tên thương mại của công ty.a


Đọc thêm tại:

Các quyết định chủ yếu trong quản trị thượng hiệu

     Trong xây dựng và thực hiện chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp, họ phải quyết định các vấn đề sau đây về thương hiệu hàng hóa:

- Có gắn thương hiệu cho hàng hóa của mình hay không? Một số loại hàng hóa được bán trên thị trường không cần có thương hiệu. Thông thường, đây là những sản phẩm chất lượng thấp sản xuất với khối lượng nhỏ, doanh nghiệp không cần tạo dụng uy tín hình ảnh. Tất nhiên, phần lớn sản phẩm cần có thương hiệu riêng. Đây chính là yêu cầu tạo lòng tin cho khách hàng và chống làm hàng giả.

- Doanh nghiệp gắn thương hiệu nào của ai cho sán phẩm của họ.Thường thì nhà sản xuất nào cũng muốn chính mình là chủ đích thực về thương hiệu hàng hóa do mình sản xuất ra. Nhung đôi khi vì những lý do khác nhau, nhà sản xuất phải bán sản phẩm của họ ra thì trường dưới thương hiệu của người khác. Có thể có ba khả năng:

-     Bán sản phẩm ra thị trường chỉ dưới thương hiệu của nhà sản xuất (thương hiệu quốc gia);

quản trị thượng hiệu

-     Bán sản phẩm ra thị trường dưới thương hiệu của các nhà phần phối (nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như quần ao may sẩn, giầy dép bán ra thị trường thế giới dưới thương hiệu của nước ngoài);

-     Bán ra thị trường dưới cả hai loại thương hiệu: gắn thương hiệu của nhà sản xuất và gắn thương hiệu của nhà phân phối. Đây là chiến lược gắn thương hiệu hỗn hợp.

     Nhiều doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của họ theo thượng hiệu riêng của chính họ. Nhà sản xuất có thể đầu tư để tạo lập uy tín hình ảnh cho thương hiệu do họ làm chủ trên thị trường. Ví dụ, P & G sử dụng thương hiệu xà phòng Tide, Unilever sử dụng thương hiệu Omo. Một xu hướng trên thị trường hiện nay là các nhà trung gian nắm quyền phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng phát triển những thương hiệu riêng của họ. Nếu nhà sản xuất từ chối cung cấp cho nhà trung gian nào đó những thương hiệu riêng, họ sẽ tìm cách để sản xuất chính những sản phẩm này.

       Như một quy luật chung, thương hiệu riêng của nhà bán buôn hoặc nhà bán lẻ thường có giá thấp hơn so với thương hiệu của nhà sản xuất vì nó tiết kiệm dược nhiều chi phí liên quan, và đó là hấp dẫn lớn nhất của những thương hiệu riêng của các nhà phân phối. Một lý do để nhà sản xuất cung cấp cho người bán lại với sản phẩm gắn thương hiệu của nhà phân phối là dể tận dụng năng lực sản xuất.



Cần phân biệt thương hiệu sản phẩm với thương hiệu doanh nghiệp

        Chúng ta cần phân biệt thương hiệu sản phẩm với thương hiệu doanh nghiệp. Thương hiệu sản phẩm gắn với một loại hoặc một số loại sản phẩm của người bán. Một doanh nghiệp có thể sò hữu nhiều thương hiệu sản phẩm. Thương hiệu doanh nghiệp là tên thương mại, biểu tượng và hộ thống nhận diện thể hiện hình ảnh chung của doanh nghiệp đó trên thị trường (ví dụ, Unilever, P&G là các thương hiệu doanh nghiệp. Thương hiệu cho tổ chức này có thể gắn cho thành phố, địa phương hay quốc gia.

            Hoạt động quản trị thương hiệu cần quan tâm đến cả xây dụng, phát triển và quản lý các thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp của họ. Chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp phải lựa chọn giữa tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp hay tập trung xây dựng các thương hiệu sản phẩm. Trong lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng, các doanh nghiệp thường tập trung vào thương hiệu doanh nghiệp vì họ có quá nhiều dịch vụ và dịch vụ dễ bắt chước. Ngược lại, trong các ngành sản xuất hàng tiêu dùng nhanh, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung xây dựng và phát triển các thương hiệu sản phẩm. Ví dụ, khách hàng mua Dr Thanh không cần biết đây là thương hiệu sản phẩm của công ty Tân Hiệp Phát.

thương hiệu doanh nghiệp

            Thương hiệu cũng phân biệt với chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hóa. Chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hóa cũng ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm, sự lựa chọn của người tiêu dùng nhưng với mức độ khác với ảnh hưởng của thương hiệu. Ví dụ, máy in Canon được sản xuất ở Việt Nam nhưng khách hàng trên khắp thế giới mua nó không phải vì “made in Vietnam” mà vì thương hiệu Canon (made in Japan) nổi tiếng trên thế giới; người dân Mỹ mua giày Nike là do tin tưởng vào thương hiệu Nike mà không cần quan tâm đến chúng được“made in” ờ đâu, ai sản xuất (hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đang gia công giầy Nike).

             Nhiều công ty sử dụng chiến lược thương hiệu để nâng cao sức mạnh hình ảnh sản phẩm. Trên thị trường thường có sự trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu. Đó là hiện tượng người tiêu dùng chỉ mua và sử dụng một thương hiệu hàng hóa mà họ ưa thích qua thời gian. Một thương hiệu tốt có thể gợi lên cảm giác tin cậy, tin tưởng, các điểm mạnh và nhiều điểm tốt khác. Ví dụ, trường hợp thuốc aspirin Bayer có thể bán với giá cao hơn hai lần so với aspirin cùng lọai do hình ảnh thương hiệu được người tiêu dùng tin tưởng. Vì vậy, một thương hiệu nổi tiếng được nhiều người tin dừng là một tài sản vô giá của doanh nghiệp. Một nhà tỷ phú đã nói đại ý là nếu phải chia công ty của ông ra làm hai, ông ta sẽ cho bạn toàn bộ tiền nong, nhà xưởng, đất đai… ông ta chỉ giữ lại cái tên thôi. VI nhờ tên thương hiệu nổi tiếng đó, ông sẽ lại dễ dàng tiếp tục kinh doanh trên thị trường.



Quản trị thương hiệu trong sản xuất kinh doanh

      Quyết định về thương hiệu cho những hằng hóa cụ thể là một trong những quyết định quan trọng khi soạn thảo chiến lược marketing. Trong nhiều trường hợp, xây dựng và thực hiện chiến lược thương hiệu trở thành trung tâm của quản trị marketing. Mệt số quyết định về thương hiệu vượt khỏi quyết định về sản phẩm thông thường. Tuy nhiên, trọng tâm quản trị thương hiệu vẫn là phục vụ trực tiếp cho chiến lược định vị sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.

      Thương hiệu Brand là tên gọi, thuật ngữ, hiểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để.xác nhân hàng hóa hay dịch vụ cua một người bán hay một nhóm người bán và để phân biệt chúng với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.

      Mỗi thương hiệu có một tập hợp các yếu tố nhận diện bao gồm: tên thương hiệu và logo hay biểu tượng và các dấu hiệu khác như hình vẽ, màu sắc, khẩu hiệu, bài hát, đoạn nhạc, kiến trúc… Thương hiệu cũng bao gồm dấu hiệu bảo hộ nhãn hiệu.

     Mỗi thương hiệu phản ánh uy tín hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp. Ví dụ, Mercedes là thương hiệu xe ô lôcao cấp, sang trọng và an toàn.

Quản trị thương hiệu

       Khi thương hiệu được doanh nghiệp dăng ký độc quyền sử dụng thì nó mới dược Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận quyển sở hữu thương hiệu (trade mark) và doanh nghiệp thực hiện đăng ký mới được độc quyền sử dụng, đồng thời những người khác mới bị luật pháp cẩm sử dụng. Vì vậy, một thường hiệu (brand) có thể chưa phải là một trade mark; ngược tại một trade mark chắc chắn là một brand đã được luật pháp bao hộ.

Thương hiệu có các chức nặng cơ bản sau:

-  Khẳng định sản phẩm của người bán hoặc nhóm và phân biệt san phẩm cua họ khác với các sản phẩm cùng loại của những người khác.

-  Thương hiệu là tiêu chuẩn mua chủ yếu của khách hàng. Tất cả các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng, giá cả, dịch vụ khách hàng… đểu được khách hàng nhận thức gắn với thương hiệu khi lựa chọn. Đằng sau mỗi thương hiệu là sự đảm bảo của doanh nghiệp với khách hàng.

- Khi thương hiệu đã nổi tiếng, khách hàng sẽ nhận được giá trị tăng thêm từ hình ảnh thương hiệu. Họ sẽ tin tưởng và trung thành với thương hiệu, sẵn sàng trả giá cao cho thương hiệu họ ưa thích.

- Thương hiệu trở thành tài sản vô hình có giá trị nhất của doanh nghiệp. Nhờ có thương hiệu nổi tiếng mà doanh nghiệp bán được sản phẩm giá cao, có nhiều khách hàng trung thành, tăng doanh thu và lợi nhuận cùng vô số các thế kinh doanh khác.



Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Các quyết định làm bao gói

      Bao gói thường có các bộ phận chủ yếu: lớp bảo vệ sản phẩm, bao bì vận chuyển, tên, biểu tượng thương hiệu, dấu hiệu bảo hộ thương hiệu và các thông tin mô tả hàng hóa trên bao gói.

      Tất nhiên, có một số hàng hóa đưa ra thị trường không cần phải bao gói nhưng với đa số hàng hóa, bao gói là yếu tố quan  trọng như chính bản thân sản phẩm.

Nhà quản trị marketing phải làm các quyết định sau đây về bao gói:

-   Xác định những thuộc tính cơ bản của bao gói: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày và thương hiệu gắn trên bao gói? Khi thông qua các quyết định này phải gắn với các công cụ khác của marketing. Xác định những lợi ích cơ bản bao gói mang lại cho người tiêu dùng và xã hội.

Các quyết định làm bao gói

-    Quyết định về các thông tin trên bao gói. Tùy vào những điều kiện cụ thể mà các nhà sản xuất bao gối quyết định đưa thông tin gì lên bao gói và đưa chúng như thế nào? Thông thường, những thông tin chủ yếu được thể hiện qua bao gói là: thông tin về hàng hóa, chỉ rõ đó là hàng gì? Thông tin về đặc tính và phẩm chất hàng hóa; thông tin về xuất xứ của hàng hóa; thông tin về hưởng đẫn sử dụng. Một số những thông tin này do luật pháp quy định bắt buộc các nhà sản xuất phải theo.

-   Quyết định về thử nghiệm bao gói bao gồm: thử nghiệm kỹ thuật để đánh giá các tính năng của bao gói, thử nghiệm thị trường để đánh giá mức độ chấp nhận của người tiêu dùng.

-   Xác định chi phí cho bao gói và khả năng chấp nhận của người tiêu dùng.


Đọc thêm tại:

Quyết định về dịch vụ kèm theo sản phẩm

     Dịch vụ khách hàng là tất cả các loại dịch vụ doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng kèm theo sản phẩm bao gồm các dịch vụ trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán. Phần lớn các dịch vụ này do hệ thống hậu cần kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp nhằm thỏa mãn khách hàng về thời gian, địa điểm, truyền tin, khả năng sử dụng, sự tiện lợi…

     Dịch vụ kèm theo sản phẩm là công cụ để doanh nghiệp sử dụng nhằm phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm cạnh tranh và thuyết phục khách hàng. Tùy vào từng loại sản phẩm và đặc điểm của thị trường mà tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng sẽ khác nhau. Ví dụ, đối với các cửa hàng bán máy tính thì sản phẩm họ bán hoàn toàn giống nhau, khả năng khác biệt giữa các cửa hàng chủ yếu là dịch vụ khách hàng. Các nhà quản trịmarketing phải quyết định những vấn đề sau về cung cấp dịch vu cho khách hàng:

- Các loại dịch vụ nào mà khách hàng đòi hỏi và khả năng công ty có thể cung cấp? Tầm quan trọng tương đối crua từng dịch vụ đó đối với khách hàng. Doanh nghiệp cần cung cấp bạo nhiêu loại dịch vụ cho khách hàng là tùy thuộc vào đặc điểm của sản phẩm, đặc điểm của thị trường và đặc điểm cạnh tranh. Trong đó, nhu cầu và mong muốn của khách hàng là một cơ sở quan trọng để xác định doanh nghiệp nên cung cấp những dịch vụ khách hàng nào?

dịch vụ kèm theo sản phẩm

- Chất lượng dịch vụ và công ty phải đảm bảo cho khách hàng đến mức độ nào so với các đối thủ cạnh tranh.

- Chi phí dịch vụ, tức là khách hàng được cung cấp dịch vụ miễn phí hay theo mức giá cả nào? Cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng đương nhiên có thể làm tăng giá bán sản phẩm. Vì vậy, số lượng và chất lượng dịch vụ cung cấp phải đặt trong khả năng chi trả của khách hàng.

- Lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ: do công ty trực tiếp cung cấp hay được cung cấp bởi các trung gian buôn bán. Công ty cũng có thể thuê tổ chức độc lập bên ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Ví dụ, nhiều công ty thuê các công ty cung cấp dịch vụ Call center để giải đáp thắc mắc và tư vấn cho khách hàng. Hoặc ví dụ, bảo hành sản phẩm có thể chọn 1 trong 3 cách: bảo hành tại nhà khách hàng, tại trạm bảo hành do công ty xây dựng hay bằng phát phiếu bảo hành để khách hàng có thể chù động sửa chữa và gửi hóa đơn cho công ty thanh toán.



Bao gói – công cụ marketing hiệu quả

     Các loại bao gói khác biệt hoặc đặc thù là một phương pháp để doanh nghiệp phân biệt sản phẩm của mình với các sản phẩm cùng loại. Trong các quyết định bao gói, nhà quản trị marketing phải phân tích cả yêu cầu và mong muốn của người tiêu dùng lẫn các chi phí sản xuất bao gói. Bao gói ngày nay có chức năng quan trọng trong kinh doanh.

      Một mặt, bao gói có tác dụng bảo quản sản phẩm trong quá trình sử dụng và vận chuyển qua kênh phân phối tới người tiêu dùng. Mặt khác, bao gói có chức năng thông tin về sản phẩm. Hơn thế nữa, bao gói đòi hỏi phải có kích thước thuận tiện và dễ mơ. Ví dụ, sữa hộp có thêm một bộ phận giật nắp hộp là cố gắng của nhà sản xuất để người tiêu dùng dễ sử đụng.

Bao gói – công cụ marketing hiệu quả

      Ngày nay, bao gói trở thành công cụ marketing với chức năng tự giới thiệu cho sản phẩm chứa đựng bên trong, chức năng quảng cáo, trở thành “người bán hàng thầm lặng”. Chức năng về marketing trở thành chức năng chính của bao gói, bởi vì: một là, sự phát triển của hệ thống cửa hàng tự phục vụ ngày càng tăng, hai là, khả năng mua sắm của người tiêu dùng càng tăng, ba là, bao bì góp phần tạo ra hình ảnh về công ty và thương hiệu, bốn là, tạo ra khảnăng và ý niệm của người tiêu dùng về sự cải tiến sảnphẩm hàng hóa.

      Bao gói phải cố sự hấp dẫn và cố thể sử dụng như một phương tiện thu hút khách hàng. Đặc biệt trong trường hợp mục đích mua sản phẩm của khách hàng là dùng làm qua biếu, bao gói trở thành tiêu chuẩn lựa chọn quan trọng nhất. Tuy nhiên tối đa hóa các mục tiêu này có thể làm tăng chi phí sản phẩm khiến cho người tiêu dùng không còn sẵn sàng mua. Do vậy nhà quản trị marketing phải xác định một kết hợp tối ưu giữa sự bảo vệ, thuận tiện, các yêu cầu tự quảng cáo của bao gói cho phù hợp với nguồn ngân sách hạn chế.



Quyết định về danh mục sản phẩm và dòng sản phẩm

Danh mục sản phẩm là tổng thể các sản phẩm mà doanh nghiệp tung ra bán, là tập hợp tất cả các nhóm chủng loại hàng hóa (các dòng sản phẩm) của doanh nghiệp. Hỗn hợp sản phẩm của công ty Avon bao gồm 4 nhóm chính mỹ phẩm, đồ trang sức, quần áo thời trang, và các loại hàng gia dụng. Trong nhóm hàng mỹ phẩm lại chia thành các nhóm con như: sáp môi, phấn… Mỗi nhóm còn lại bao gồm nhiều mặt hàng cụ thể. Hỗn hợp sản phẩm của các doanh nghiệp cụ thể thường khác nhau về bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hoà của nó.

Dòng sản phẩm là nhóm các sản phẩm có mối liên hệ mật thiết với nhau, có thể là vì chúng thỏa mãn cùng bậc nhu cầu, được sử dụng cùng nhau, được bán tới cùng nhóm khách, sử dụng cùng loại trung gian, hoặc được bán với cùng nhóm giá nhất định.

danh mục sản phẩm

Có 3 kích thước chính trong hỗn hợp sản phẩm của mỗi doanh nghiệp:

-     Độ rộng của hỗn hợp sản phẩm: số lượng dòng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất (số lượng các nhóm chủng loại hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh).

-     Độ phong phú của hỗn hợp sản phẩm: Số lượng những mặt hàng cụ thể trung bình trong mỗi dòng (số lượng các chủng loại của cùng một mặt hàng).

-   Độ sâu của hỗn hợp sản phẩm của doanh nghiệp: số các phương án chào bán của từng mặt hàng cụ thể. Ví dụ, thuốc đánh răng Crest có 3 kiểu đóng gói.

-   Sự tương thích (mức độ hài hòa) của hỗn hợp sản phẩm: là mức độ gần gùi của hàng hóa thuộc các nhóm chủng loại khác nhau xét theo góc độ mục đích sử dụng cuối cùng, theo yêu cầu về tổ chức sản xuất, các kênh phân phối hay các chỉ tiêu nào đó. Các dòng sản phẩm có thể hỗ trợ nhau trong tiêu thụ hoặc cùng được sản xuất ra từ những yếu tố sản xuất giống nhau.

Bốn thông số đặc trưng cho danh mục hàng hóa này giúp doanh nghiệp xác định chiến lược sản phẩm của họ. Doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động bằng 4 phương thức. Nhà quản trị marketing có thể mở rộng danh mục hàng hóa bằng cách bổ sung thêm những dòng sản phẩm mới. Họ cũng phải xác định môi dòng sản phẩm có bề rộng như thế nào? Nghĩa là có bao nhiêu chung loại trong mỗi dòng sản phẩm của doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh trên thị trường, doanh nghiệp phải xác định bề rộng và chiều sâu của dòng sản phẩm, quyết định mở rộng hay thu hẹp dòng sản phẩm đã có…




Phát triển dòng sản phẩm

      Phát triển một kế hoạch marketing cho những dòng sản phẩm hiện tại được coi là nhân tố quan trọng nhất của hoạt động kế hoạch hóa sản phẩm của doanh nghiệp. Để lập kế hoạch này, các nhà quản trị marketing cần những thông tin chính xác về các sản phẩm của doanh nghiệp, bao gồm:
  • Đánh giá của người tiêu dùng về các sản phẩm của công ty, đặc biệt về những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm so với đối thủ (tức là vị trí của sản phẩm từ các thông tin phân đoạn thị trường).

  • Các thông tin khách quan về hoạt động thực tế và dự kiến của các sản phẩm theo các chỉ tiêu: doanh số bán hàng, lợi nhuận, và phần thị trường.
Phát triển dòng sản phẩm

Doanh nghiệp có thể quyết định mở rộng dòng sản phẩm lên phía trên, nghĩa là đưa ra thị trường chủng loại sản phẩm mới có chất lượng cao hơn, giá cao hơn nhằm khai thác nhóm khách hàng có sức mua cao. Ngược lại, họ có thể mờ rộng dòng sản phẩm xuống phía dưới, nghĩa là đưa ra thị trường chùng loại sản phẩm mới có chất lượng thấp hơn, giá thấp hơn nhằm khai thác nhóm khách hàng có sức mua thấp hơn. Tất nhiên, doanh nghiệp cũng có thể mở rộng dòng sản phẩm về cả hai hướng.

Khi doanh nghiệp phát triển những chủng loại sản phẩm cao cấp hơn ra thị trường họ phải đối mặt với khó khăn là khách hàng chưa tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Ngược lại, khi họ phát triển những cấp chất lượng thấp hơn, giá rẻ hơn nhằm vào khách hàng có sức mua thấp họ phải đối mặt với khả năng hình ảnh sản phẩm chất lượng cao đã có của họ có thể bị ảnh hưởng.

Một số doanh nghiệp theo đuổi chiến lược dòng sản phẩm đầy đủ nghĩa là có đầy đủ các chủng loại đáp ứng nhu cầu của tất cả các nhóm khách hàng khác nhau trên thị trường. Các doanh nghiệp này thường có quy mô lớn, có nguồn lực dồi dào. Phần đông các doanh nghiệp tập trung vào một số chùng loại nhất định trong dòng sản phẩm để đạt hiệu quả kinh tế theo quy mô.




Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Phân loại sản phẩm

Việc phân loại sản phẩm rất cần cho nhà quản trị marketing để trợ giúp cho việc lập kế hoạch marketing. Nói chung, các sản phẩm thường được phân loại theo hai tiêu thức cơ bản sau: (1) mục đích sử dụng hay hành vi mua của khách hàng, (2) mức độ hoàn thành hay sự chuyển đổi vật chất. Trong đó, phân loại sản phẩm theo hành vi mua của khách hàng hay cách mà người tiêu dùng suy nghĩ và hành động mua có ý nghĩ quan trọng đối với hoạt động marketing.

Phân loại theo mức độ hoàn thành của sản phẩm

-     Các sản phẩm nông nghiệp và vật liệu thô

Những sản phẩm này được gieo trồng hay khai thác từ đất đai hay biển như quặng sắt, lúa mì, cát… Nói chung, những sản phẩm này là đồng nhất được đem bán với số lượng lớn, có giá trị thấp.

-     Các sản phẩm công nghiệp

Các doanh nghiệp kinh doanh mua các sản phẩm này để sản xuất các mặt hàng khác để bán ra thị trường. Nhóm sản phẩm này được chia như sau:

-     Vật liệu thố và bán thành phẩm

-   Các thiết bị chính như máy móc công cụ cơ bản và các công cụ dùng để sản xuất khác.

-   Các bộ phận hay các linh kiện để chế tạo ra các thành phẩm khác.

-   Các sản phẩm dùng để vận hành các hoạt động kinh doanh nhung không trở thành một bộ phận của sản phẩm hoàn thành.

Phân loại sản phẩm

Phân loại sản phẩm theo thổi quen và hành vi mua

-   Các sản phẩm tiêu dùng được mua và sử dụng thường xuyên với những cố gắng tối thiểu như lương thực, thực phẩm…

- Các sản phẩm mua có suy nghĩ như các vật dụng mua không thường xuyên, và người tiêu dùng quyết định mua sau khi đã xem xét so sánh giữa các sản phẩm của các doanh nghiệp.

-   Các sản phẩm đặc biệt, chúng có sự nổi trội về khía cạnh nào đó do vậy người tiêu dùng phải cố gắng đặc biệt để mua được.

-   Các sàn phẩm mua ngẫu hứng, chúng không được người tiêu dùng chủ ý tìm mua, nhung khi nhìn thấy sản phẩm hoặc được người bán giới thiệu họ cổ thể nghĩ đến việc mua nó.

-   Các sản phẩm mua thụ động. Đây là những sản phẩm người tiêu dùng không biết hoặc không bao giờ chủ động nghĩ đến việc mua chúng, nhưng những sản phẩm này lại có giá trị tiềm năng rất lớn đối với người tiêu dùng như các sản phẩm bảo hiểm…

Nói chung, động cơ mua, các thói quen mua và tính chất của thị trường là khác nhau giữa sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng. Động cơ mua cơ bản của sản phẩm công nghiệp tất nhiên là lợi nhuận, việc mua các sản phẩm cồng nghiệp chỉ là phương tiện để đạt mục đích, chứ chính nó không phải là mục đích. Nói cách khác, nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp là nhu cầu phát sinh. Người ta thường mua các sản phẩm công nghiệp trực tiếp từ nguồn ban đầu không qua nhiều trung gian, bởi vì chúng thường được mua với khối lượng lớn, có giá trị đơn vị cao, đòi hỏi các chỉ dẫn kỹ thuật, sự lắp đặt và các đơn hàng theo các bản kê khai chi tiết của người sử dụng. Các sản phẩm công nghiệp chịu ảnh hưởng mua đa phương và đòi hỏi thời gian đàm phán dài.




Các chiến lược bên ngoài chuỗi giá trị

Đây là các định hướng chiến lược liên quan đến nhiệm vụ đầu tiên của marketing là quyết định và đề xuất thị trường cần tập trung khai thác.
Loại bỏ và chia tách tổ chức
Doanh nghiệp cần xem xét việc loại bỏ một đơn vị kinh doanh hoặc một số dòng sản phẩm để tập trung vào những đơn vị kinh doanh, và dòng sản phẩm chính. Việc phân bổ lại nguồn lực cho phép doanh nghiệp có thể tăng cường cho các hoạt động marketing cho những thị trường và cho những dòng sản phẩm chủ chốt.
Bán và cấp giấy phép (nhượng quyền và mua quyền kinh doanh)

Các chiến lược bên ngoài chuỗi giá trị

Doanh nghiệp có thể nhượng quyền sử dụng các bí quyết công nghệ, thương hiệu nổi tiếng cho các doanh nghiệp khác kinh doanh trên một số khu vực thị trường với những ràng buộc nhất định. Ngược lại, họ cũng có thể mua quyền kinh doanh từ những doanh nghiệp nổi tiếng khác để không phải đầu tư mọi thứ từ đầu.
Mua lại
Việc mua lại một số đơn vị kinh doanh có thể là công ty cạnh tranh, nhà cung cấp hoặc nhà phân phối có thể gia tăng sức mạnh của doanh nghiệp và dẫn đến điều chỉnh các hoạt động marketing. Doanh nghiệp có thể giảm được những chi phí trong sản xuất và trong cạnh tranh thị trường.



Vấn để cơ bản trong quản trị sản phẩm

Khía cạnh mở rộng của sản phẩm hay còn được gọi là sản phẩm hoàn chỉnh – đó là toàn bộ các dịch vụ đi kèm với sản phẩm. Ngày nay tập hợp các dịch vụ kèm theo sản phẩm ngày càng phong phú như vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, tín dụng, hướng dẫn sử dụng… Khi các cấp độ thứ nhất và thứ hai không giúp doanh nghiệp phân biệt được sản phẩm của mình với sản phẩm cạnh tranh họ phải tìm cách phân biệt qua cung cấp những dịch vụ bổ sung cho người mua. Đây cũng là căn cứ để người mua lựa chọn giữa các sản phẩm có mức độ đồng nhất trên thị trường ngày càng tăng.

Ví dụ, một nhà sản xuất phần mềm máy tính có thể cung cấp một đường dây nóng 24/24 trả lời mọi thắc mắc của người sử dụng, cung cấp các phần mềm cập nhật miễn phí hay với giá rẻ, thay thế các phần mềm hỏng miễn phí, và đóng góp xây dựng một bản tin nội bộ cung cấp các thông tin về các thiết bị cho phần mềm.

Sự cạnh, tranh bây giờ không phải là giữa những thứ được các công ty sản xuất ra trong nhà máy của họ mà là giữa những thứ mà họ dã thêm vào sản phẩm dưới hình thức bao gói, dịch vụ, tư vấn khách hàng, tài chính, giao hàng, lưu kho và những thứ khác mang lại giá trị cho khách hàng. Tuy nhiên, những sự bổ sung vào sản phẩm đó đòi hỏi phải tốn thêm chi phí và các doanh nghiệp phải tự hòi khách hàng có chấp nhận những chi phí thêm này không? Vì vậy, ở những đoạn thị trường sức mua thấp, tiêu chuẩn mua theo giá cả thì sản phẩm cơ bản lại hấp dẫn được người mua.

quản trị sản phẩm

 Đánh giá các nguồn lực hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp
  1. Khả năng tài chính

  2. Khả năng sử dụng nguyên vật liệu

  3. Nhà xưởng và thiết bị

  4. Nhân lực hoạt động sản xuất

  5. Quản lý
Các bằng độc quyền sáng chế
  1. Nhằm vào các nhóm khách hàng mới.

  2. Mở ra thị trường ngoài nước.

  3. Những ứng dụng mới của sản phẩm hiện tại.

  4. Hàng hóa bổ sung.

  5. Hợp nhất thành nhóm sản phẩm đáp ứng thị trường.
Thực trạng cạnh tranh
  1. Những doanh nghiệp mới thâm nhập vào ngành

  2. Sự bắt chước sản phẩm

  3. Sự hợp nhất hay liên minh trong cạnh tranh.

Quản trị sản phẩm hay thương hiệu theo quan điểm marketing

        Các quyết định của nhà quản trị marketing về sản phẩm dựa trên hiểu biết về bản chất của sản phẩm, khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường của chúng. Trước hết, chúng ta xem xét khái niệm và phân loại sản phẩm, bản chất của tập hợp sản phẩm và dòng sản phẩm và sáu đo là các quyết định chủ yếu về sản phẩm.
         Quản trị sản phẩm hay thương hiệu theo quan điểm marketing
       Sản phẩm theo quan điểm marketing là tất cả những gì dược Chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng để có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn của khách hàng. Khái niệm sản phẩm trong marketing bao gồm: những hàng hóa hữu hình, dịch vụ, con người, địa điểm t6 chức và ý tưởng… Hàng hóa và dịch vụ là cách nói khác của sản phẩm. Mỗi đơn vị sản phẩm là một tập hợp các yếu tố và thuộc tính gắn liền với mức độ thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, mang lại những lợi ích cho họ mà vì những yếu tố này mà người tiêu dùng đã chọn mua sản phẩm này hay sản phẩm khác.

Quản trị sản phẩm

         Tập hợp các yếu tố cấu thành nên một sản phẩm gồm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất có thể chia làm 3 cấp độ, trong đó mỗi cấp độ có vai trò và chức năng marketing khác nhau. Doanh nghiệp phải nhận thức được và biết sử dụng tất cả các yếu tố thuộc 3 cấp độ để đáp ứng mong muốn của người mua và phân biệt được sản phẩm của mình với các sản phẩm cạnh tranh khác. Môi yếu tố trong từng cấp độ sản phẩm đều có thể được người quản tri marketing sử dụng để thuyết phục khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh phân biệt so với các sản phẩm khác trên thị trường. Dưới đây là 3 cấp độ hay bộ phận cấu thành một sản phẩm hoàn chỉnh



Các yếu tố của sản phẩm

        Thứ nhất, các yếu tố là bản chất cốt lõi của sản phẩm đó là những lợi ích cơ bản, những giá trị mà người mua có thể nhận được từ việc sử dụng sản phẩm. Đây chính là sản phẩm ý tưởng. Khi mua mỗi loại sản phẩm, người tiêu dùng thường quan tâm đến một số lợi ích nhất định. Cái mà các doanh nghiệp bán trên thị trường không phải là bản thân sản phẩm mà là những lợi ích sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp phải tìm ra những lợi ích cơ bản mà người tiêu dùng đòi hỏi ở sản phẩm để tạo ra những hàng hóa đáp ứng đúng những lợi ích đó. Có nhiều những lợi ích không phải là giá trị sử dụng chủ yếu của sản phẩm nhưng lại được người tiêu dùng sử dụng để chọn mua sản phẩm. Ví dụ, một số người mua xe không quan tâm đến lợi ích là phương tiện di lại mà là vì loại xe đó mang lại địa vị của họ. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thường cố gắng phát hiện những lợi ích mối của sản phẩm ma người tiêu dùng quan tâm.

Các yếu tố của sản phẩm

          Thứ hai, các yếu tố hữu hình của sản phẩm, hay được gọi là sản phẩm hiện thực đối với người tiêu dùng. Đây chính là tập hợp các yếu tố cấu thành nên thực thể sản phẩm như các đặc tính sử dung, chi tiêu chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, vật liệu chế tạo, bao gói, thương hiệu… Những yếu tố này, khách hàng có thể cảm nhận bằng các giác quan, có thể nhận thức và so sánh được với những sản phẩm cạnh tranh khác. Khi mua sản phẩm khách hàng thường dựa vào những yếu tố hiện thực này để lựa chọn. Nhà quản trị marketing phải cố gắng hữu hình hóa những ý tưởng, những lợi ích của sản phẩm thành những yếu tố hiện thực mà người tiêu dùng nhận biết được. Như vậy, thương hiệu là một yếu tố của sản phẩm, khi sản phẩm được gắn thương hiệu.



Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Chiến lược thuê ngoài và tìm nguồn lực bên trong

           Thuê ngoài
        Đối với các hoạt động trong chuỗi giá trị doanh nghiệp đều phải đặt câu hỏi nên tự làm hay mua (thuê ngoài). Việc thuê ngoài thực hiện các hoạt động nội bộ cho doanh nghiệp có nhiều ưu điểm:
– Chi phí thuê ngoài thấp hơn và chất lượng dịch vụ cao hơn
so với tự làm do các nhà cung cấp có kinh nghiệm, chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế theo quy mô. 
– Thuê ngoài sẽ giảm được sức ép về vốn, đồng thời giảm chi phí cố định.
        Nhân viên của nhà cung cấp bên ngoài có chất lượng cao hơn.
– Thuê ngoài sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ và kiến thức cao hơn.
– Làm giảm được tính độc quyền của các phòng ban nội bộ
Tất nhiên, thuê ngoài có thể dẫn đến sự phụ thuộc vào nhà cung
cấp bên ngoài. Doanh nghiệp cần có những phân tích cụ thể để lựa chọn phương thức thuê ngoài cho những hoạt động cụ thể. Doanh nghiệp khôn ngoan thường tập trung nguồn lực bên trong vào những hoạt động chính, quan trọng và tìm nguồn bên ngoài cho các hoạt động Wiac. Nhiều hoạt động marketing như phát triển chiến dịch quảng cáo, bán hàng, dịch vụ khách hàng, nghiên cứu thị trường… thích hợp với việc tìm nguồn cung cấp bên ngoài. Một ví dụ điển hình là thuê công ty chuyên nghiệp xây dựng thương hiệu.

Chiến lược thuê ngoài

         Tìm nguồn lực bên trong
        Ngược với thuê ngoài, ở đây doanh nghiệp đã tự thực hiện một hoặc một số hoạt động mà trước đây họ phải mua ngoài. Ví dụ, nhiều tập đoàn lập ra công ty tài chính thực hiện các hoạt động tài chính cua họ thay vì sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Hay một công ty phát triển hệ thống phân phối do họ làm chù sở hữu thay cho việc phụ thuộc vào các đại lý phân phối. Những hoạt động cẩn chuyển từ thuê ngoài sang tự làm thường là những hoạt động cốt lõi. Tất nhiên, những hoạt động này không cố định, chúng biến đổi theo thời gian khi môi trường marketing thay đổi, các chiến lược mới cần phát triển để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh. Các hướng hội nhập chiều dọc đều là phát triển các nguồn bên trong. Nhược điểm của chiến lược này là cần vốn đầu tư nhiều hơn và chi phí cao.



Chuỗi giá trị và những chiến lược

         Giành lấy giá trị từ khách hàng
Bằng cách doanh nghiệp ấn định mức giá bán sản phẩm tương xúng với giá trị cung cấp cho khách hàng. Vấn đề ở đây là doanh nghiệp phải hiểu đúng đánh giá của khách hàng về giá trị sản phẩm của họ. Nếu doanh nghiệp tăng được giá trị cung ứng cho khách hàng, họ có thể tăng giá bán.
          Cắt giảm chi phí
Doanh nghiệp cần phân tích toàn bộ những hoạt động trong quá trình gia tăng giá trị cho khách hàng để cắt giảm chi phí. Vấn đề quan trọng ở đây là cắt giảm chi phí ở những hoạt động nào mà không làm giảm mà còn làm tăng được giá trị cung cấp cho khách hàng. Một số hướng chính để giảm chi phí:
– Xem xét lại sự cần thiết của các chi phí này. Ví dụ các chi phí giao dịch hành chính liên quan đến khách hàng hiện tại và tiềm năng.

Chuỗi giá trị

– Giảm chi phí nhân lực.
– Giảm chi phí nguyên vật liệu.
– Giảm chi phí vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
– Xem xét lại các khu vực thị trường về địa lý.
– Chuyển một số công việc và chi phí cho khách hàng: Nghiên
cứu tổ chức lại chuỗi giá trị của doanh nghiệp sao cho khách
hàng cố thể đảm nhận một số khâu hiện đang do doanh
nghiệp thực hiện.
            Tái thiết kế
Doanh nghiệp cần xem xét lại quy trình và phương pháp hiện tại của doanh nghiệp để phát hiện những sự không phù hợp cần phải đổi mới. Trong nhiều trường hợp, chính sự thay đổi về kiến
thức và nhu cầu của khách hàng, yêu cầu của doanh nghiệp, công nghệ mới… có thể cho phép phát triển những quy trình và phương pháp mới hiệu quả hơn. Ví dụ doanh nghiệp có thể cải tiến quy trình bán hàng để giảm thời gian và chi phí giải quyết một đơn đật hàng. Một quy trình bán hàng gọn nhẹ, nhanh chóng không những giảm chi phí cho doanh nghiệp mà còn gia tăng được giá trị cho khách hàng.


Đọc thêm tại:

Chiến lược của người theo sau

       Những doanh nghiệp có quy mô và khả năng nguồn lực trung bình thường không muốn chấp nhân rủi ro cho việc đầu tư đổi mới sản phẩm hoặc đi tiên phong trên thị trường.          Các doanh nghiệp này thường sử dụng chiến lược đi theo người dẫn đầu bằng cách bắt chước, sao chép hay cải tiến sản phẩm cũng như các biện pháp marketing khác. Những người theo sau có thể thu nhiều lợi nhuận hơn do không phải đầu tư chi phí cho nghiên cứu đổi mới ban đầu. Trên cơ sở phân tích khả năng nguồn lực hiện có và phản ứng của người dẫn đầu, một số doanh nghiệp tự hài lòng với vị trí thứ 2, thứ j 3 và tìm cách củng cố hon là phát triển vị trí đó. Bởi vì họ nhận thức rằng nếu tấn công người dẫn đầu có thể gây nên những phản ứng đối phó của họ và làm cho họ thiệt hại. Ví dụ, giảm giá có thể gây nên phản ứng giảm giá nhiều hơn của người dẫn đầu dẫn đến chính doanh nghiệp thách thức bị thiệt hại.
         Chiến lược theo sau thường được áp dụng trong các ngành công nghiệp có sản phẩm đồng nhất và đầu tư vốn lớn như sắt thép, phân bón,… tức là khả năng khác biệt hóa rất thấp về sản phẩm, hình ảnh, dịch vụ và khách hàng có sự nhạy cảm về giá rất cao. Đây là những ngành không cho phép các nhà sản xuất giành giật thị phần của nhau, họ thường nhìn nhau để hành động để không gầy nên những phản ứng cạnh tranh gây thiệt hại cho toàn ngành.

Chiến lược của người theo sau

         Đối với các doanh nghiệp theo sau, định hướng chiến lược quan trọng là phải tìm cách tăng sự trung thành của khách hàng hiện tại và giành được một phần khách hàng mới bằng chính sách khác biệt hóa so với người dẫn đầu (thay thế, dịch vụ bổ sung, quan hệ con người). Doanh nghiệp theo sau cố gắng tạo ra những ưu thế riêng cho sản phẩm của họ đối với thị trường mục tiêu bằng: địa điểm bán, dich vụ, khuyến mại. Họ phải đảm bảo có giá thành sản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao. Khi các đoạn thị trường mới xuất hiện, họ cũng cần phải tìm cách chiếm. Dưới đây là 3 chiến lược chính của người theo sau;
– Người sao chép: họ bắt chước các biện pháp marekting của 1 người dẫn đầu như sản phẩm, bao gói, cách phân phối, cách quảng cáo… Ví dụ, các nhà sản xuất bánh đậu xanh Hải Dương đã bắt chước nhau về sản phẩm, cách bao gói, mức giá bán, điểm bán. Một dạng chiến lược đặc biệt của người sao chép là chiến lược bắt chước hay giả mạo, tức là tạo ra sự lẫn lộn giữa sản phẩm thực sự và sản phẩm sao chép.
– Người nhái kiểu: cũng bắt chước hoạt động marketing của người dẫn đầu nhưng cố tạo nên những điểm khác biệt với cách bao gói, quảng cáo, định giá…
– Người cải tiến: họ cũng dựa trên hoạt động của người dẫn đầu để đi theo nhưng đã chủ động cải tiến đi. Các hình thức chủ yếu là cải tiến sản phẩm, cải tiến phân phối.



Chiến lược của doanh nghiệp chuyên môn hóa hay “nép góc”

          Một số doanh nghiệp với quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế không có khả năng cạnh tranh trên các đoạn thị trường lớn mà ở đó đã có các đối thủ cạnh tranh lớn hoạt động.           Vì vậy, họ chi quan tâm đến các đoạn thì trường nhỏ và cố gắng chiếm khoảng trống thị trường mà ở đó họ hy vọng chuyên môn hóa hoạt động. Một đoạn thị trường quy mô nhỏ (thị trường ngách) chỉ có thể được xem là hiệu quả và lâu bền nếu có đủ 5 đặc điểm sau:
– Có quy mô và sức mua đủ để có khả năng thu lợi nhuận;
– Có tiềm năng tăng trưởng rõ rệt;
– Đối thủ cạnh tranh lớn bỏ qua hoặc không quan tâm;
– Phù hợp với nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp;
– Có khả năng bảo vệ được thị trường khi bị tấn công do tạo được uy tín đối với khách hàng;
         Tư tưởng chính của chiến lược nép góc là chuyên môn hóa tập trung vào phục vụ những nhom khách hàng nhỏ, chuyên biệt. Do chuyên môn hóa nên doanh nghiệp có thể độc quyền khai thác đoạn thị trường của họ và vì vậy có thể đạt tỷ suất lợi nhuận cao. Nhiệm vụ chính của doanh nghiệp nép góc là tạo được những đoạn thị trường riêng, mở rộng được đoạn thị trường đã đạt được và bảo vệ được nó trước các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược nép góc thích hợp với các điều kiện thị trường sau:

Chiến lược của doanh nghiệp

– Thị trường ổn định hoặc tăng trưởng yếu. Sản phẩm ít thay đổi và dịch vụ tương đối quen thuộc.
– Doanh nghiệp chỉ chuyên môn hóa vào một số ít hoạt động;
– Doanh nghiệp tạo được sự nổi tiếng về quan hệ chất lượng/ giá cả;
– Chi phí thấp nhờ chủng loại hẹp, ít chi tiêu cho nghiên cứu I và phát triển, cho việc tung sản phẩm và hỗ trợ thương mại.
         Người nép góc có thể theo đuổi một số định hướng chiến lược sau:
– Chuyên môn hóa theo người sử dụng cuối cùng;
– Chuyên môn hóa vào một khâu trong chuỗi giá trị;
– Chuyên môn hóa theo nhóm khách hàng với quy mô khác nhau;
– Chuyên môn hóa theo khách hàng đặc biệt;
– Chuyên môn hóa theo khu vực thị trường địa lý;
– Chuyên môn hóa theo sản phẩm hoặc chủng loại sản phẩm;
– Chuyên môn hóa theo công việc
– Chuyên môn hóa theo dịch vụ;
– Chuyên môn hóa theo kênh phân phối
       Chiến lược nép góc thị trường thường có rủi ro khi đoạn thị trường của họ bị các doanh nghiệp lớn nhòm ngó và tấn công chiếm lĩnh để phát triển thành thị trường lớn hoặc khi đoạn thị trường có sự biến đổi về hành vi tiêu dùng. Bởi vậy, các doanh nghiệp nép góc cũng nên đồng thời khai thác nhiều đoạn thị trường nhỏ thay vì chỉ một đoạn duy nhất.
      Ngoài các kiểu chiến lược kể trên, doanh nghiệp có thể xác lập chiến lược marketing theo một số cách tiếp cận khác.



 
;