Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Các chiến lược marketing theo từng vị thế của doanh nghiệp

            Chiến lược của người dẫn đầu thị trường
        Trong nhiều ngành kinh doanh có một doanh nghiệp được coi là dẫn đầu thị trường. Đây là doanh nghiệp chiếm được thị phần lớn nhất, giữ vị trí thống trị trên thị trường (thường có từ 40% thị trường trở lên).  Doanh nghiệp này thường có hệ thống phân phối rộng rãi, ngân sách truyền thông marketing lớn và thường đi đầu trong việc đưa ra sản phẩm mói, thay đổi giá, tăng cường quảng cáo… Doanh nghiệp dẫn đầu thị trường luôn luôn phải cảnh giác để chống lại những âm mưu của các doanh nghiệp khác muốn vượt lên. Nếu không có chiến lược hợp lý doanh nghiệp dẫn đầu có thể bị mất vị trí và tụt xuống thứ hai, thứ ba. Với mục tiêu giữ vị trí số 1, nhìn chung, chiến lược marketing của người dẫn đầu thị trường thường nhằm vào 3 hướng: Tăng tổng nhu cầu thị trường nói chung; bảo vệ thị phần hiện tại và cố gắng tăng thị phần cho dù quy mô thị trường không đổi.
          Định hướng chiến lược mở rộng thị trường chung
         Khi quy mô nhu cầu của thị trường tăng lên, doanh nghiệp dẫn đầu thị trường sẽ có lợi nhiều nhất vì nó đang chiếm thị phần lớn nhất. Ví dụ, càng nhiều người uống sữa thì Vinamilk càng bán được nhiều sản phẩm sữa. Vì vậy, người dẫn đầu thị trường thường tìm nhiều biện pháp marketing để mở rộng thị trường nói chung như: tìm thêm những người tiêu dùng mới, công dụng mới hoặc tăng lượng sử dụng sản phẩm ở các khách hàng hiện có.

Các chiến lược marketing

– Tìm thêm những người tiêu dùng mới. Doanh nghiệp dẫn đầu tìm cách thu hút những khách hàng tiềm năng chưa biết đến sản phẩm hoặc chưa mua nó vì giá cả phù hợp hay một số thuộc tính nào đó. Những khách hàng mới này gồm 3 nhóm: tăng thêm khách hàng từ nhóm đang sử dụng sản phẩm, thuyết phục những nhóm khách hàng mới, mở rộng khách hàng theo khu vực địa lý. Ví dụ, một doanh nghiệp đang sản xuất giầy thể thao cho người lớn nay mở rộng thị trường cho sản phẩm này sang cho trẻ em.
– Phát hiện và giới thiệu cho khách hàng những công dụng mới của sản phẩm, tức là sử dụng sản phẩm cho những mục đích khác.
           Ví dụ, một công ty máy tính phát triển thêm nhiều công dụng mọi cho máy tính cá nhân để phục vụ cho nhiều nhu cầu thông tin giá trị khác nhau. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu cách sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng cả sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng cá nhân để phát hiện những cồng dụng mới có thể quảng cáo tới khách hàng.
– Tăng lượng sản phẩm tiêu dùng nghĩa là tìm mọi cách thuyết phục người tiêu dùng sử dụng mỗi lần số lượng sản phẩm nhiều hơn. Ví dụ, công ty kinh doanh thuốc đánh răng khuyến cáo nên đánh răng nhiều lần trong ngày để bảo vệ răng miệng tốt hơn.



 
;