Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Chiến lược marketing theo vị thế cạnh tranh

      Phòng thủ ngăn ngừa: chủ động tân công trước trên cơ sở dự đoán những dự định tấn công của những người thách thức. Người dẫn đầu cần sử dụng khôn khéo nguồn lực của mình để chủ động tấn công trước các đối thủ thách đố, đưa họ vào vị trí phải bị động đối phó. Ví dụ, người dẫn đầu nghiên cứu phát triển trước những sản phẩm mới ngăn chặn trước những sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh xuất hiện trên thị trường. Hay người dẫn đầu thường xuyên điều chỉnh giá là các đối thủ phải điều chỉnh theo.
     Phòng thủ linh hoạt: Người dẫn đầu thị trường luôn thay đổi các mục tiêu, chiến lược và biện pháp marketing theo các hướng hoặc mở rộng thị trường, hoặc đa dạng hóa. Một mặt, doanh nghiệp phai nghiên cứu để phát triển những san phẩm thay thế nghĩa là trở thành doanh nghiệp phục vụ thị trường theo nghĩa nhu cầu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dẫn đầu giảm được khả năng bị tổn thương trước hành động tấn công cua đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường phải được nghiên cứu cẩn thận để không dàn trải nguồn lực quá mức. Mặt khác, doanh nghiệp phải đa dạng hóa bằng cách đầu tư vào những thị trường sản phẩm mói, sang ngành kinh doanh mới nhằm giảm rủi ro khi bị tấn cồng quá mạnh trên thị trường sản phẩm hiện tại.

Mở rộng thị phần

       Phòng thủ co cụm hay nít lui chiến lược: chiến lược này được sử dụng khi nguồn lực của doanh nghiệp dẫn đầu bị dàn trải quá mức. Khi đó, doanh nghiệp có thể từ bỏ một số sản phẩm hoặc khu vực thị trường mà ở đó họ khó có thể bảo vệ được. Việc co cụm tất nhiên, không phải là ròi bỏ thị trường mà là từ bỏ những đoạn kém hiệu quả nhất nhằm tập trung nguồn lực đối phó với cạnh tranh trên những thị trường sản phẩm then chốt.
       Mở rộng thị phần
       Những người dẫn đầu thị trường cũng thường muốn tăng thị phần hơn nữa vì thị phần càng lớn, họ càng có sức mạnh cạnh tranh và khả năng có tỷ suất lợi nhuận cao. Những nghiên cứu của viện Kế hoạch chiến lược Mỹ về sự tác động của chiến lược marketing đến khả năng thu lợi nhuận ở Mỹ đã cho thấy môi quan hệ giữa thị phần và khả năng sinh lời. Một doanh nghiệp nắm giữ thị phần càng lớn thì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư càng lớn.
       Tất nhiên, không phải cứ tăng được thị phần thì mặc nhiên sẽ tăng được khả năng sinh lời. Bởi vì, điều này còn phụ thuộc vào chiến lược tăng thị phần. Trong nhiều trường hợp, chi phí tăng thị phần có thể lớn hơn nhiều giá trị thu nhập của nó. Vì vậy, doanh nghiệp dẫn đầu cần xem xét kỹ 3 yếu tố trước khi tăng thị phần
Khả năng có thể dẫn. đến hành động chống độc quyền của chính quyền. Trên thực tế, vị trí người dẫn đầu thị trường nếu cứ tăng thị phần thèm sẽ thu hút sự chú ý của chính quyền với mục đích đảm bảo tự do cạnh tranh (chống độc quyền).
– Hiệu quả kinh tế. Khả năng sinh lời có thể bị giảm sút khi thị phần vượt quá một mức độ nào đó. Chi phí để giành được những phần thị trường tăng thêm sẽ ngày càng cao vì phải thuyết phục khách hàng thày đổi lòng trung thành, chi phí cạnh tranh cũng tăng do các đối thủ cạnh tranh phản ứng lại, chi phí tuyên truyền, vận động hành lang cũng tăng lên. Chi phí tăng lên do mở rộng thị trường đòi hỏi người dẫn đầu phải xác định một thị phần “tối ưu” trên từng thị trường.
– Cuối cùng, việc tăng thị phần có thể làm giảm khả năng sinh lên. Vì không phải tất cả các công cụ marketing tạo ra thị phần đều dẫn đến làm tăng lợi nhuận. Thực vậy, một doanh số cao chi dẫnđến làm tăng lợi nhuận trong trường hợp chi phí đơn vị sản phẩm giảm khi thị phần tăng lên hoặc doanh nghiệp có thể đưa ra sản phẩm chất lượng cao với giá cao đủ để trang trải chi phí cho việc tạo ra chất lượng cao hơn.


Đọc thêm tại:
 
;