Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Các hướng chiến lược tấn công cạnh tranh

        Tấn công sườn. Doanh nghiệp thách thức phát hiện điểm yếu trong chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh và phát triển chiến lược tập trung sức mạnh khai thác điểm yếu đó. Đây là chiến lược phù hợp với những doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế hơn dối thủ cạnh tranh. Chiến lược tấn công cạnh tranh có thể theo hai hướng:
+ Lôi kéo khách hàng ở những khu vực thị trường nhất định hoặc những đoạn thị trường nhất định.
+ Tìm ra những nhu cầu thị trường chưa được phát hiện hoặc các đối thủ cạnh tranh chưa khai thác. Doanh nghiệp tấn công có thể tìm kiếm những đoạn thị trường còn trống để. lập kế hoạch khai thác và phát triển những đoạn thị trường này thành những đoạn thị trường mạnh.
– Tấn công tổng lực. Doanh nghiệp tấn công sử dụng đồng thời nhiều công cụ marketing để lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh trên nhiều khu vực thị trường.
– Tấn công vu hồi. Doanh nghiệp tấn công nhằm vào “sân sau của đối phương, những thị trường dễ dàng hơn. Các hướng cơ bản là: đa dạng hóa sang những sản phẩm không liên quan; đa dạng hóa ‘sang những khu vực thị trường mới; đầu tư vào những công nghệ mới. Ví dụ, một doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu phát triển một công nghệ mới rồi tung ra thị trường để giành thị trường của những sản phẩm hiện có.

chiến lược tấn công cạnh tranh

– Tấn công du kích. Doanh nghiệp thách thức sử dụng một cách khôn khéo các công cụ marketing để lôi kéo dần khách hàng ở những khu vực địa lý khác nhau nhằm tăng dần thị phần.
       Ví dụ, giảm giá chọn lọc hay tăng cường khuyến mại ở một khu vực thị trường hẹp sau khi thành cổng lại nghiên cứu sử dụng các công cụ marketing khác ở những khu vực thị trường và những thời điểm khác.
       Chiến lược tấn công của người thách thức thường sử dụng các công cụ marekting sau:
– Chiến lược cắt giảm giá: bán sản phẩm tương tự với giá thấp hơn. Chiến lược này cần 3 điều kiện: Người mua phải đánh giá sản phẩm của người thách thức có chất lượng tương đương; người mua nhạy cảm về giá; người dẫn đầu thị trường không có phản ứng cắt giảm giá theo ngay lập tức.
– Chiến lược sản phẩm chất lượng thấp hơn: cung cấp loại sản phẩm đơn giản hơn, chất lượng thấp hơn, bán với giá rẻ hơn. Chiến tược này có hiệu quả khi đoạn thị trường quy mô lớn và nhạy cảm về giá.
– Chiến lược sản phẩm chất lượng cao, uy tín: đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, bán với giá cao.
– Chiến lược đa dạng hóa hay phát triển chủng loại sản phẩm: đưa ra thị trường nhiều chủng loại sản phẩm mới cho người mua lựa chọn. Chiến lược này thường phù hợp với các doanh nghiệp lớn.
– Chiến lược đổi mói sản phẩm: đổi mới công nghệ hoặc phương thức thương mại.
– Chiến lược cải tiến dịch vụ: cung cấp nhiều dịch vụ mói hay tốt hơn cho khách hàng.
– Chiến lược giảm chi phí sản xuất: nhờ mua sắm nguyên vật liệu hiệu quả hơn, hay đổi mới công nghệ từ đó tạo khả năng giảm giá để thu hút khách hàng.
– Chiến lược đầu tư cho quảng cáo và khuyến mãi: bằng cách tăng chi phí và tìm kiếm những phương thức thực hiện hiệu quả cho các hoạt động này.
– Chiến lược cải tiến kênh phân phối: Tun kiếm, phát triển kênh phân phối mới hay các phương thức tiêu thụ mói để tăng khả năng thâm nhập thị trường, tăng thị phần.



 
;