Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Phân loại doanh nghiệp theo vị thế cạnh tranh trên thị trường

         Mỗi doanh nghiệp tham gia vào thị trường có một vị thế nhất định so với các đối thủ cạnh tranh. Vị thế cạnh tranh biểu thị sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chiến lược marketing của doanh nghiệp muốn thành công phải phù hợp với vị thế của họ và thích ứng với những chiến lược của các đối thủ cạnh tranh. Mỗi một doanh nghiệp đều có thể và cần phải tự nhận biết vị thế của mình trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Các .yếu tố tạo nên vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm tất cả khả năng nguồn lực của họ trong sản xuất kinh doanh từ tài chính, nhân lực, công nghệ, quản lý… Những yếu tố này đổi những biện pháp marketing nhanh hơn hiệu quả hơn đối thủ và kết quả là chiếm được thị phần lớn hơn và chắc chắn hơn. Tất cả các doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh có thể chiếm một trong những vị thế sau:
– Khống chế: doanh nghiệp có thể kháng chế hành vi của các đối thủ cạnh tranh khác và có the lựa chọn nhiều chiến lược khác nhau. Đây thường là những doanh nghiệp rất lớn, chiếm giữ phần lớn thị trường.
– Mạnh: Doanh nghiệp tương đối lớn và có khả năng nguồn lực đủ mạnh để có thể hành động độc lập và có thể duy trì vị thế lâu dài trên thị trường bất chấp hành động của các đối thủ cạnh tranh.

Phân loại doanh nghiệp

– Thuận lợi: Doanh nghiệp có một khả năng hoặc một thế mạnh có thể khai thác trong những chiến lược thị trường cụ I thể và có cơ hội khá tốt để cải thiện vị thế của mình.
– Có thể trụ được: Doanh nghiệp có đủ khả năng và nguồn lực để vẫn đảm bảo thành công liên tục trong kỉnh doanh nhưng ít có cơ hội để cải thiện vị trí trên thị trường.
– Yếu: Doanh nghiệp có khả năng nguồn lực hạn chế và đạt kết quả kinh doanh không tốt nhưng vẫn có cơ hội cải thiện và nếu nó không thay đổi thì phải rút lui.
– Không có khả năng tồn tại: Doanh nghiệp có khả năng nguồn lực rất yếu, đạt kết quả kinh doanh kém và không có cơ hội để cải thiện.
        Chúng ta có thể phân loại các doanh nghiệp theo vị thế của chúng trên thị trường mục tiêu thành: những doanh nghiệp dẫn đầu, thách thức, theo sau và nép góc. Cùng với việc dự đoán chu kỳ sống sản phẩm, phân tích vị thế cạnh tranh cho phép doanh nghiệp quyết định đầu tư phát triển, duy trì, giảm bớt các hoạt động kinh doanh hay từ bỏ lĩnh vực hoạt động đó. Các doanh nghiệp kinh doanh trong một thị trường sản phẩm thường có thể ờ một trong bốn vị thế cạnh tranh này. Mỗi vị thế cạnh tranh cần phát triển và thực thi các chiến lược marketing khác nhau. Dưới đây, chúng ta sẽ nghiên cứu chiến lược marketing của từng vị thế.



 
;