Khía cạnh mở rộng của sản phẩm hay còn được gọi là sản phẩm hoàn chỉnh – đó là toàn bộ các dịch vụ đi kèm với sản phẩm. Ngày nay tập hợp các dịch vụ kèm theo sản phẩm ngày càng phong phú như vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, tín dụng, hướng dẫn sử dụng… Khi các cấp độ thứ nhất và thứ hai không giúp doanh nghiệp phân biệt được sản phẩm của mình với sản phẩm cạnh tranh họ phải tìm cách phân biệt qua cung cấp những dịch vụ bổ sung cho người mua. Đây cũng là căn cứ để người mua lựa chọn giữa các sản phẩm có mức độ đồng nhất trên thị trường ngày càng tăng.
Ví dụ, một nhà sản xuất phần mềm máy tính có thể cung cấp một đường dây nóng 24/24 trả lời mọi thắc mắc của người sử dụng, cung cấp các phần mềm cập nhật miễn phí hay với giá rẻ, thay thế các phần mềm hỏng miễn phí, và đóng góp xây dựng một bản tin nội bộ cung cấp các thông tin về các thiết bị cho phần mềm.
Sự cạnh, tranh bây giờ không phải là giữa những thứ được các công ty sản xuất ra trong nhà máy của họ mà là giữa những thứ mà họ dã thêm vào sản phẩm dưới hình thức bao gói, dịch vụ, tư vấn khách hàng, tài chính, giao hàng, lưu kho và những thứ khác mang lại giá trị cho khách hàng. Tuy nhiên, những sự bổ sung vào sản phẩm đó đòi hỏi phải tốn thêm chi phí và các doanh nghiệp phải tự hòi khách hàng có chấp nhận những chi phí thêm này không? Vì vậy, ở những đoạn thị trường sức mua thấp, tiêu chuẩn mua theo giá cả thì sản phẩm cơ bản lại hấp dẫn được người mua.
Đánh giá các nguồn lực hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp
- Khả năng tài chính
- Khả năng sử dụng nguyên vật liệu
- Nhà xưởng và thiết bị
- Nhân lực hoạt động sản xuất
- Quản lý
Các bằng độc quyền sáng chế
- Nhằm vào các nhóm khách hàng mới.
- Mở ra thị trường ngoài nước.
- Những ứng dụng mới của sản phẩm hiện tại.
- Hàng hóa bổ sung.
- Hợp nhất thành nhóm sản phẩm đáp ứng thị trường.
Thực trạng cạnh tranh
- Những doanh nghiệp mới thâm nhập vào ngành
- Sự bắt chước sản phẩm
- Sự hợp nhất hay liên minh trong cạnh tranh.