Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Quản trị thương hiệu trong sản xuất kinh doanh

      Quyết định về thương hiệu cho những hằng hóa cụ thể là một trong những quyết định quan trọng khi soạn thảo chiến lược marketing. Trong nhiều trường hợp, xây dựng và thực hiện chiến lược thương hiệu trở thành trung tâm của quản trị marketing. Mệt số quyết định về thương hiệu vượt khỏi quyết định về sản phẩm thông thường. Tuy nhiên, trọng tâm quản trị thương hiệu vẫn là phục vụ trực tiếp cho chiến lược định vị sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.

      Thương hiệu Brand là tên gọi, thuật ngữ, hiểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để.xác nhân hàng hóa hay dịch vụ cua một người bán hay một nhóm người bán và để phân biệt chúng với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.

      Mỗi thương hiệu có một tập hợp các yếu tố nhận diện bao gồm: tên thương hiệu và logo hay biểu tượng và các dấu hiệu khác như hình vẽ, màu sắc, khẩu hiệu, bài hát, đoạn nhạc, kiến trúc… Thương hiệu cũng bao gồm dấu hiệu bảo hộ nhãn hiệu.

     Mỗi thương hiệu phản ánh uy tín hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp. Ví dụ, Mercedes là thương hiệu xe ô lôcao cấp, sang trọng và an toàn.

Quản trị thương hiệu

       Khi thương hiệu được doanh nghiệp dăng ký độc quyền sử dụng thì nó mới dược Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận quyển sở hữu thương hiệu (trade mark) và doanh nghiệp thực hiện đăng ký mới được độc quyền sử dụng, đồng thời những người khác mới bị luật pháp cẩm sử dụng. Vì vậy, một thường hiệu (brand) có thể chưa phải là một trade mark; ngược tại một trade mark chắc chắn là một brand đã được luật pháp bao hộ.

Thương hiệu có các chức nặng cơ bản sau:

-  Khẳng định sản phẩm của người bán hoặc nhóm và phân biệt san phẩm cua họ khác với các sản phẩm cùng loại của những người khác.

-  Thương hiệu là tiêu chuẩn mua chủ yếu của khách hàng. Tất cả các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng, giá cả, dịch vụ khách hàng… đểu được khách hàng nhận thức gắn với thương hiệu khi lựa chọn. Đằng sau mỗi thương hiệu là sự đảm bảo của doanh nghiệp với khách hàng.

- Khi thương hiệu đã nổi tiếng, khách hàng sẽ nhận được giá trị tăng thêm từ hình ảnh thương hiệu. Họ sẽ tin tưởng và trung thành với thương hiệu, sẵn sàng trả giá cao cho thương hiệu họ ưa thích.

- Thương hiệu trở thành tài sản vô hình có giá trị nhất của doanh nghiệp. Nhờ có thương hiệu nổi tiếng mà doanh nghiệp bán được sản phẩm giá cao, có nhiều khách hàng trung thành, tăng doanh thu và lợi nhuận cùng vô số các thế kinh doanh khác.



 
;