Thứ nhất, các yếu tố là bản chất cốt lõi của sản phẩm đó là những lợi ích cơ bản, những giá trị mà người mua có thể nhận được từ việc sử dụng sản phẩm. Đây chính là sản phẩm ý tưởng. Khi mua mỗi loại sản phẩm, người tiêu dùng thường quan tâm đến một số lợi ích nhất định. Cái mà các doanh nghiệp bán trên thị trường không phải là bản thân sản phẩm mà là những lợi ích sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp phải tìm ra những lợi ích cơ bản mà người tiêu dùng đòi hỏi ở sản phẩm để tạo ra những hàng hóa đáp ứng đúng những lợi ích đó. Có nhiều những lợi ích không phải là giá trị sử dụng chủ yếu của sản phẩm nhưng lại được người tiêu dùng sử dụng để chọn mua sản phẩm. Ví dụ, một số người mua xe không quan tâm đến lợi ích là phương tiện di lại mà là vì loại xe đó mang lại địa vị của họ. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thường cố gắng phát hiện những lợi ích mối của sản phẩm ma người tiêu dùng quan tâm.
Thứ hai, các yếu tố hữu hình của sản phẩm, hay được gọi là sản phẩm hiện thực đối với người tiêu dùng. Đây chính là tập hợp các yếu tố cấu thành nên thực thể sản phẩm như các đặc tính sử dung, chi tiêu chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, vật liệu chế tạo, bao gói, thương hiệu… Những yếu tố này, khách hàng có thể cảm nhận bằng các giác quan, có thể nhận thức và so sánh được với những sản phẩm cạnh tranh khác. Khi mua sản phẩm khách hàng thường dựa vào những yếu tố hiện thực này để lựa chọn. Nhà quản trị marketing phải cố gắng hữu hình hóa những ý tưởng, những lợi ích của sản phẩm thành những yếu tố hiện thực mà người tiêu dùng nhận biết được. Như vậy, thương hiệu là một yếu tố của sản phẩm, khi sản phẩm được gắn thương hiệu.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: chu
ky song san pham, chiến
lược marketing sản phẩm