Cùng với việc tăng lượng cầu nói chung, người dẫn đầu thị trường luôn luôn phải tìm cách đối phó với các hoạt động cạnh tranh để bảo vệ thị phần đã có của họ. Chiến lược hữu hiệu nhất là chiến lược chủ động đổi mới, cải tiến, tấn công trước đối thủ cạnh tranh. Họ phải luôn nghiên cứu để phát hiện những điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh. Người dẫn đầu có thể phải trả giá nếu để mất một địa bàn nào đó cho các doanh nghiệp thách đố. Doanh nghiệp số 1 tất nhiên cũng không đủ nguồn lực để bảo vệ mọi đoạn thị trường. Họ phải nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn bảo vệ bằng được những thị trường quan trọng, sống còn và có thể từ bỏ những đoạn thị trường không quan trọng. Để đối phó với đối thủ cạnh tranh, người dẫn đầu thị trường có thể áp dụng 6 chiến lược phòng vệ sau:
Bảo vệ vị trí: làm mọi cách với mọi nguồn lực để củng cố và giữ nguyên vị thế cho những sản phẩm và thương hiệu hiện tại, chống lại mọi hành động tấn công của các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, dùng chính sách phản úng lại trước bất cứ dộng thái nào về giá của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, chỉ đơn thuần bảo vệ vị trí hay sản phẩm hiện tại là thiển cận về marketing.
Bảo vệ vị trí: làm mọi cách với mọi nguồn lực để củng cố và giữ nguyên vị thế cho những sản phẩm và thương hiệu hiện tại, chống lại mọi hành động tấn công của các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, dùng chính sách phản úng lại trước bất cứ dộng thái nào về giá của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, chỉ đơn thuần bảo vệ vị trí hay sản phẩm hiện tại là thiển cận về marketing.
Phòng thủ phản công: Người dẫn đầu phải chủ động đưa ra những biện pháp marketing chống lại các hành động tấn công vào khách hàng của họ của đối thủ cạnh tranh như cắt giảm giá, mở chiến dịch khuyến mại, cải tiến sản phẩm… Họ có thể đưa ra biện pháp phản công trực tiếp chẳng hạn như nếu đối phương giảm giá, người dẫn đầu sẽ giảm giá nhiều hơn. Họ cũng có thể sử dụng những biện pháp marketing khác để phản công. Ví dụ, tung một nhãn hiệu mới (bổ sung) để chống lại chiến dịch giảm giá của đối thủ cạnh tranh. Hay khi đối thủ cạnh tranh phát động chiến dịch lôi kéo khách hàng ở một khu vực thị trường nào đó, người dẫn đầu phát triển chiến dịch lôi kéo khách hàng ở một số khu vực thị trường khác quan trọng của đối thủ.
Chiếm lại vị trí đã mất. Chiến lược này được áp dụng trong trường hợp đối thủ cạnh tranh đã chiếm được vị trí của người dẫn đầu nhờ có các chính sách hợp lý về sản phẩm, giá cả, phân phối,… Người dẫn đầu có thể nghiên cứu phát hiện những điểm yếu trong chiến lược của đối thủ cạnh tranh để chiếm lại vị trí đã mất theo đúng cách mà đối thủ đã áp dụng hoặc theo những cách khác.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: chu
ky song san pham, chiến
lược marketing sản phẩm