Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Cải tiến sản phẩm

     Một mục đích khác của kiểm tra là có chắc chắn nên biến đổi sản phẩm theo những khía cạnh nào đó hoặc giữ nguyên các đặc tính của nó. Biến đổi sản phẩm nghĩa là thày đổi một hay nhiều thuộc tính của sản phẩm hay các yếu tố marketing. Các thuộc tính ở đây chủ yếu là các đặc điểm sản phẩm, thiết kế, bao gói… Các yếu tố marketing bao gồm giá bán, hổn hợp xúc tiến và kênh phân phối.

     Có thể xem kiểm tra sản phẩm như một phương tiện quản trị để điều khiển chiến lược sản phẩm. Ở đây, điều khiển có nghĩa là thu thập thông tin về sự hoạt động của sản phẩm và đưa ra các hành động hoàn thiện hoặc cải tiến sản phẩm. Cải tiến sản phẩm là một quyết định quản trị quan trọng hàng đầu, nhưng các thông tin cần thiết để ra các quyết định cải tiến lại thu được từ người tiêu dùng và các người trung gian. Những lời khuyên thường thu được từ các đại lý quảng cáo hoặc các chuyên gia.

Cải tiến sản phẩm

 Các báo cáo từ lực lượng bán phải có cấu trúc hợp lý để cung cấp cho nhà quản trị các loại thông tin về sản phẩm. Thực tế, các loại báo cáo này có thể là những thông tin có giá trị nhất để nhà quản trị cải tiến sản phẩm. Thực thi một quyết định cải tiến sản phẩm đòi hỏi sự phối hợp các nỗ lực giữa các chuyên gia khác nhau, và cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Ví dụ, cải tiến bản thân sản phẩm liên quan đến kỹ thuật, sản xuất, kế toán, marketing. Khi một doanh nghiệp nhận thấy cần phải cải tiến sản phẩm, không phải lúc nào họ cũng nhận thấy sự phản ứng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thay thế khác nhau. Ví dụ, qua kiểm tra vị giác, công ty Coca Cola phát hiện ra vị ngọt hơn của Coke mới so với Coke cũ được ưa thích hơn. Tuy nhiên, khi tung ra thị trường các loi Coca cola thương hiệu mới, Coke mới bị thất bại do tình cảm củi người tiêu dùng gắn liền với Coke truyền thống. Vì vậy phải tiến hành kiểm tra thị trường trước khi bán hàng rộng rãi là một nguyên tắc có giá trị.



Có nên mở rộng giới hạn sử dụng thương hiệu hay không?

       Mở rộng phạm vi sử dụng thương hiệu là hành động của doanh nghiệp sử dụng thương hiệu đã thành công gắn cho một mặt hàng cải tiến hay một sản phẩm mới để đưa chúng ra thị trường. Việc mở rộng giới hạn sử dụng thương hiệu đã thành cồng có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí để tuyên truyền quảng cáo so với gắn thương hiệu khác cho sản phẩm mới và sản phẩm cải tiến, đồng thời đảm bảo cho sản phẩm được khách hàng nhận biết nhanh hơn thông qua thương hiệu đã quen thuộc.

        Nhưng nếu như sản phẩm mới không được ưa thích thì có thể làm giảm uy tín của bản thân thương hiệu đó. Nhiều công ty sử dụng thương hiệu nổi tiếng đã có để tiến hành các chiến lược phát hiển thị trường và sản phẩm mới. Sự mờ rộng dòng sản phẩm là một phương pháp nhờ sỏ dụng thương hiệu đã nổi tiếng để xâm nhập một đoạn thị trường mới (Ví dụ: Diet Coke và Tide). Mỗi phương án để mở rộng dòng sản phẩm là mờ rộng thương hiệu. Trong mở rộng thương hiệu, một thương hiệu hiện tại được sử dụng để giới thiệu một nhóm sản phẩm hoàn toàn khác vào thị trường. Hình thức cuối cùng của mờ rộng thương hiệu là mờ  từng đơn vị sản phẩm hàng hóa dựa vào các thông tin khác nữa. Nhưng cũng có những công ty, trong trường hợp tương tự, họ gắn cho mỗi hàng hóa cụ thể một thương hiệu riêng.

giới hạn sử dụng thương hiệu

      Nhiều thương hiệu riêng là quan điểm người bán sử dụng hai hay nhiều thương hiệu cho cùng một chủng loại hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa có tên thương hiệu riêng như vậy gọi là hàng hóa đặc hiệu. Quan điểm này có những ưu điểm là:

+ Các trung gian có thể nhận thêm hàng hóa của nhà sản xuất để bày bán.

+ Khai thác triệt để trường hợp khi người tiêu dùng không phải bao giờ cũng trung thành tuyệt đối với một thương hiệu đến mức họ không thích mua thương hiệu mới. Trong trường hợp này tung ra nhiều thương hiệu đà tạo điều kiện cho khách hàng .một khoảng lựa chọn rộng lớn hơn.

+ Về mặt nội bộ cống ty, việc tạo ra những hàng đặc hiệu mới sẽ kích thích tính sáng tạo và nâng cao hiệu suất công tác của các nhân viên trong đơn vị.

+ Nhiều thương hiệu sẽ cho phép công ty thỏa mãn những mong muốn khác nhau của khách hàng và tạo ra những khả năng hấp dẫn riêng của từng hàng hóa. Nhờ vậy, mỗi thương hiệu có thể thu hút được cho nó một nhóm khách hàng mục tiêu riêng.


Đọc thêm tại:

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thành thương hiệu mạnh

      Để xây dựng các thương hiệu thành công (thương hiệu mạnh) trước hết phải bắt đầu với sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Tiếp đó, phải bao bọc được xung quanh sản phẩm những yếu tố làm phân biệt được sản phẩm và tạo được sự hấp dẫn cho sản phẩm. Thứ ba là cần làm cho thương hiệu có giá trị gia tăng hấp dẫn người mua nhờ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ kèm theo cho khách hàng.

       Quá trình xây dựng một thương hiệu mạnh được bắt đầu khi người tiêu dùng sử dụng thử sản phẩm và nếu doanh nghiệp phát triển thương hiệu một cách hợp lý, thương hiệu sẽ làm hài lòng khách hàng và dẫn đến việc mua lặp lại. Để đạt được điều này, cần có một cơ chế thúc đẩy liên tục bằng đầu tư cho quảng cáo, bán hàng, khuyến mại, quan hệ công chúng… hợp lý. Doanh nghiệp cũng cẩn truyền tin về giá trị của thương hiệu cũng như duy trì hình ảnh của thương hiệu nhằm thức đẩynhanh quá trình hình thành và tích luỹ kinh nghiệm sử dụng của khách hàng. Qua sự phối hợp giữa các kích thích của truyền thống và sự thỏa mãn trong kinh nghiệm sử dụng còn tạo được nhận thức, lòng tin về hình ảnh của thương hiệu. Tóm lại, 5 yếu tố chính tạo thành thương hiệu mạnh bao gồm:

Xây dựng thương hiệu sản phẩm


1-    Sản phẩm có chất lượng;

2-    Sản phẩm xuất hiện đầu tiên trên thị trường;

3-    Có chiến lược định vị nhất quán;

4-    Có chương trình truyền thông mạnh mẽ, hoạt động bán hàng hiệu quả, có các chiến dịch quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng tới khách hàng;

5-    Thời gian và sự kiên định.





Thiết kế logo và lựa chọn slogan cho thương hiệu

-        Logo hay biểu tượng. Nguyên tắc thiết kế là đơn giản, có ý nghĩa, độc đáo đễ sử dụng cho các chương trình truyền thông cho thương hiệu. Biểu tương thương hiệu doanh nghiệp cần xây đựng đảm bảo tính thống nhất các yếu tố cơ bản giữa tổng công ty với các công ty thành viên. Biểu tượng cho các thương hiệu sản phẩm cũng cần đảm bảo những yếu tố chung dễ nhận biết mối liên kết và phân biệt được đẳng cấp giữa chúng.

-       Xác định khẩu hiệu slogan. Lựa chọn khẩu hiệu cho thương hiệu doanh nghiệp và cho từng thương hiệu sản phẩm. Mỗi khẩu hiệu phải nói lên hình ảnh định vị hay tính cách cốt lõi của thương hiệu. Đương nhiên, khẩu hiệu phải hấp dẫn gây chú ý và dễ nhớ.

        Các yếu tố nhận diện khác của thương hiệu cũng phải thiết kế thành một hệ thống thống nhất từ biển hiệu doanh nghiệp, chi nhánh, đồng phục, hình thức trưng bày hàng, trình bày trên các giấy tờ giao dịch,… đều cần thiết kế theo những tiêu chuẩn thống nhất và sử dụng chính xác trong tất cả các hoạt động truyền thông.

Thiết kế logo

       Các doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký bản quyền nhãn hiệu (được cấp Trade Mark) để được luật pháp bảo hộ độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên thị trường, chống lại bất kỳ mưu toan giả mạo của người khác.

        Sự tiếp cận của khách hàng tói thương hiệu là kết quả của các phương thức và hành động công ty đã sử dụng trong các hoạt động marketing truyền thông tích hợp, bao gồm quảng cáo đại trà, lời chào hàng, xúc tiến bán, hoạt động tài trợ tại các sụ kiện thể thao và giải trí, website trên internet và thư trực tiếp như thư, catalog, video, tò rơi. Người tiêu dùng có thể tiếp cận tói thương hiệu thông qua địa điểm bán hàng, báo chí, cửa hàng, nơi họ nhìn thấy, nghe hay đọc trên phương tiện truyền thông đại chúng.





Chú ý khi đặt tên thương hiệu

        Hệ thống nhận diện thương hiệu phải được thiết kế đồng bộ và nhất quán cho cả thương hiệu doanh nghiệp và các thương hiệu sản phẩm để khách hàng mục tiêu dễ nhận biết và ghi nhớ thương hiệu. Các yếu tố cơ bản cần thiết kế là:       

        Dù cho doanh nghiệp lựa chọn chiến lược thương hiệu sản phẩm như thế nào, họ cũng phải xác định các yếu tố nhận diện thương hiệu. Những yếu tố này phải đảm bảo tính thống nhất, tính liên kết tạo nên sự nhận biết của khách hàng mục tiêu.

        Tên thương hiệu. Trước hết, nhà quản trị marketing phải xác định tên thương hiệu. Việc đật tên thương hiệu thường phải đảm bảo 4 yêu cầu:

+ Nói lên được lợi ích của sản phẩm; 

+ Nói lên được chất lượng của sản phẩm;

+ Phải dễ đọc, dễ nhận biết và dễ nhớ;

+ Tên hiệu phải khác biệt hẳn những tên thương hiệu của các doanh nghiệp cạnh tranh khác và không vi phạm các yêu cầu của luật pháp để có thể đãng ký bảo hộ độc quyền sử dụng.

Chú ý khi đặt tên thương hiệu

       Một trong những lỗi thường gặp trong marketing là gặp phải vấn đề về đặt tên thương hiệu. Trường hợp hãng hàng không của nhạc sỹ Hà Dũng là một ví dụ. Hãng đã phải đổi tên từ “tăng tốc” sang “Đông dương” vì viết không dấu, tâng tốc dễ được đọc thành tang tóc. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp ở nước ta chưa đảm bảo được việc lựa chọn tên thương hiệu sản phẩm cũng như tên doanh nghiệp phù hợp, còn gây sự trùng lặp hoặc nhầm lẫn trên thị trường. Để khắp phục điều đó cũng như thục đẩy việc phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp nên duy trì một ngân hàng các tên thương hiệu đã đăng ký có thể một trong số các thương hiệu này đã được sử dụng trước đây). Trên thế giới, hãng Cadilac có một ngân hàng xấp xỉ 360 thương hiệu đã đăng ký.

        Vậy ai chịu trách nhiệm tạo ra tên thương hiệu trong một doanh nghiệp? Đó là người phát triển sản phẩm hoặc Hội đồng tạo và cải tiến tên thương hiệu của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, để thực hiện giới thiệu được thường xuyên các sản phẩm mới thì nên xây dựng phòng phát triển tên thương hiệu.



 
;